Ngạt mũi là một trong các triệu chứng thường gặp ở bệnh lý đường hô hấp, gây khó chịu cho người bệnh. Ngạt mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phì đại cuốn mũi dưới là nguyên nhân thường gặp.
Có 2 phương pháp điều trị chính là điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Can thiệp ngoại khoa được áp dụng khi điều trị nội khoa thất bại.
+ Có nhiều phương pháp can thiệp đã và đang được áp dụng để điều trị quá phát cuốn mũi dưới: Đốt đông điện, hóa đông lạnh, cắt cuốn dưới bán phần, cắt xương cuốn dưới dưới niêm mạc, cắt cuốn mũi toàn phần, tiêm corticoide, tiêm chất xơ hóa, phẫu thuật vidian, chỉnh hình cuốn mũi, laser đốt cuốn, cắt cuốn mũi dưới niêm mạc bằng Microdebrider, đốt thu nhỏ cuốn bằng DNR,…
+ Chỉnh hình cuốn mũi dưới bằng máy COBLATOR II dưới nội soi với bản chất là công nghệ tạo trường plasma để cắt, đốt bay tổ chức với nhiệt độ và độ xuyên sâu thấp ít ảnh hưởng tới tổ chức lành. Đây là phương pháp công nghệ cao, chính xác, ít sang chấn, bảo tồn tối đa niêm mạc mũi…
+ Chỉnh hình cuốn mũi dưới bằng máy COBLATOR II dưới nội soi là phương pháp được lựa chọn hàng đầu trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, đã có các cơ sở y tế lớn sử dụng máy Coblator II trong điều trị bệnh quá phát cuốn mũi và báo cáo về kết quả thành công.
Tháng 8/ 2024 Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Trường Đại học Kỹ Thuật Y tế Hải Dương chúng tôi triển khai phương pháp chỉnh hình cuốn mũi dưới bằng máy Coblator II dưới nội soi, với máy được nhập nguyên chiếc từ Mỹ. Bệnh viện Trường Đại học Kỹ Thuật Y tế Hải Dương là đơn vị đầu tiên tại Tỉnh Hải Dương sử dụng phương pháp này với những ưu điểm:
- Nhanh chóng, xâm lấn tối thiểu, thời gian chỉ 3 đến 5 phút mỗi bên.
- Coblation co mô dưới niêm mạc, bảo tồn niêm mạc và cấu trúc tuyến, ngay lập tức giảm tắc nghẽn mũi, cải thiện tiến triển theo thời gian, không đau, hạn chế tối thiểu tác dụng phụ..
- Thời gian nằm viện ngắn, chỉ 1 tới 2 ngày.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BV TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG