LABO XÉT NGHIỆM AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Là phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 (Mã số VILAS 492)
Được BYT chỉ định là cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
Được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo nghị định số 107/2016/NĐ-CP
Nhận mẫu kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm, nông sản, nguồn nước ăn uống, nước sinh hoạt, nước tại các máy lọc
Hợp tác đào tạo các chuyên đề ngắn hạn về kiểm nghiệm thực phẩm, hướng dẫn sinh viên làm đề tài, hướng dẫn cán bộ công ty nhà máy quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
Hợp tác thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
Labo Xét nghiệm An toàn vệ sinh Thực phẩm (Labo) là đơn vị trực thuộc Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương, được thành lập và hoạt động từ năm 2008 trên cơ sở quyết định số 3881/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 3-10- 2006, với chức năng nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, độc chất học lâm sàng. Labo XN ATVSTP có đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về kiểm nghiệm Hóa – Độc, Vi sinh trong thực phẩm. Phòng thí nghiệm được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như HPLC 1200-Agilent, 1120 Agilent, GC 7890A, GS-MS, AAS, UV-VIS, điện di; các phương pháp phân tích đều được cập nhật liên tục theo các tiêu chuẩn TCVN, AOAC, Standard Method, ISO, FDA …nhằm đáp ứng và đảm bảo yêu cầu phân tích chính xác các chỉ tiêu Hóa-Độc, Vi sinh trên các mẫu thực phẩm, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Labo được Văn phòng công nhận (BoA) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là Phòng thí nghiệm đạt theo tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025: 2005 với mã số VILLAS 492, thông qua các đợt đánh giá giám sát hàng năm của BoA, Labo được công nhận luôn duy trì và cải tiến về hệ thống quản lý, phương pháp để đáp ứng các yêu cầu của ISO/IEC 17025 cũng như nhu cầu của khách hàng.
Từ tháng 8/2015 đến nay, Labo xét nghiệm ATVSTP – Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương được Bộ Y tế chỉ định là cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về An toàn Thực phẩm theo quyết định số 394/QĐ-ATTP của cục trưởng cục ATTP, Bộ Y Tế. Với vai trò này, hằng năm, Labo đã phối hợp với các cơ quan để thực hiện kiểm nghiệm các mẫu
Tháng 07/2019 tới nay, Labo xét nghiệm ATVSTP đã đăng kí hoạt động thử nghiệm trên lĩnh vực Sinh và Hóa theo Nghị định 107 của Chính phủ, số đăng kí 385/TN-TĐC.
Chức năng:
Cung ứng dịch vụ xét nghiệm, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, độc chất học thực phẩm, bao bì đóng gói thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nước ngầm, nước thải, và các sản phẩm khác.
Nhiệm vụ:
Cung ứng dịch vụ xét nghiệm
- Xét nghiệm các thành phần dinh dưỡng, các thông số hóa lý, hóa độc, vi sinh – kí sinh trùng trong nước, thực phẩm, bao bì đóng gói thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nước ngầm, nước thải, và các sản phẩm khác.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong việc lấy mẫu, điều tra ngộ độc thực phẩm, đánh giá các mối nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật, hóa lý thực phẩm
- Là cơ sở thực hiện nội kiểm tra, ngoại kiểm tra chất lượng các xét nghiệm để tiêu chuẩn hóa các kỹ thuật về xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm cho các Labo và bệnh viện trong khu vực.
Đào tạo
- Là cơ sở thực hành đào tạo kỹ thuật viên Xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, Xét nghiệm đa khoa, tham gia giáo dục, rèn luyện sinh viên theo chương trình đào tạo của khoa xét nghiệm, cũng như của nhà trường
- Xây dựng mục tiêu môn học, chương trình khung học phần; biên soạn giáo trình phục vụ công tác dạy – học, tổ chức thực hiện giảng dạy những học phần được phân công phụ trách;
- Hướng dẫn sinh viên NCKH, làm khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp. Tham gia vào các hội đồng chấm đề cương, báo cáo NCKH, báo cáo bài tập, chấm chuyên đề, khóa luận, luận văn, luận án (khi được phân công cụ thể).
- Mở các khóa đào tạo ngắn hạn về kiến thức an toàn thực phẩm, lấy mẫu, kỹ thuật phân tích cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có nhu cầu.
Nghiên cứu khoa học
- Thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các đề tài tốt nghiệp ở trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học, đề tài cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm
- Nghiên cứu đánh giá các mối nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, tình hình ô nhiễm thực phẩm
- Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật mới, các xét nghiệm mới để phát hiện các chất, các tác nhân trong thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Tổ chức và tham gia các hội nghị khoa học chuyên ngành hoặc liên quan.
Cán bộ quản lý qua các thời kỳ:
Giai đoạn Trường Đại học (7/2007 đến nay):
+ Giám đốc Labo: TS.Bs. Đinh Thị Diệu Hằng ( từ 9/2009 – 8/ 2016)
+ Phó Giám đốc Labo: Ts.Bs. Trần Quang Cảnh (từ 9/2009 – 8/ 2016)
+ Giám đốc Labo: Ts.Bs. Trần Quang Cảnh (từ 9/ 2016– 5/ 2020)
+ Phó Giám đốc Labo: ThS. Hoàng Thị Thu Huyền (từ 4/2019- 4/2021)
+ Phó Giám đốc Labo: TS. Đặng Thị Thùy Dương (từ 4/2021 đến nay)
Nhân sự: Đội ngũ Labo Xét nghiệm ATVSTP được đào tạo bài bản và chuyên sâu về kiểm nghiệm Hóa – Độc, Vi sinh trong thực phẩm, gồm 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 5 cử nhân.
TT | Họ và tên | Số điện thoại |
1 | TS.Đặng Thị Thùy Dương | 0972.419.012 |
2 | Th.S.Nguyễn Đức Hoàng | 0834.06.08.83 |
3 | Th.S.Nguyễn T.Hồng Thuý | 0989.636.755 |
4 | Th.S.Phạm Thị Hồng | 0982.399.899 |
5 | Th.S.Hà Quốc Dương | 0384.007.863 |
6 | CN.Đinh Thị Lan | 0979.276.616 |
7 | CN.Chu Thị Minh Thu | 0379.007.862 |
8 | KS.Lê Quang Huy | 0975.357.789 |
9 | CN.Lại Thị Yến | 0986.526.907 |
10 | CN.Lê Đắc Dương | 0972.202.404 |
Với đội ngũ nhân viên trình độ cao cùng với các máy móc thiết bị hiện đại, Labo XN ATVSTP sẵn sàng hợp tác với Quý cơ quan-đối tác để thực hiện các dự án, đề tài về kiểm nghiệm, đào tạo, tập huấn.
Các đề tài đã thực hiện
- Nguyễn Đức Hoàng, (2012) Thẩm định phương pháp xác định hàm lượng RhodaminB bằng phương pháp HPLC và ứng dụng phân tích hoá chất này trong một số loại thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Dương, đề tài thạc sĩ
- Phạm Thị Hồng, (2013) Nghiên cứu chất bảo quản acid benzoic, acid sorbic và ứng dụng khảo sát thực trạng sử dụng trong một số loại thực phẩm trên địa bàn Hải Dương, Đề tài Thạc sĩ, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- Hoàng Quỳnh Trang, (2014) Xác định hàm lượng một số Flovonoids trong thực phẩm bằng kỹ thuật sắc kí lỏng hiệu năng cao, đề tài thạc sĩ.
- Nguyễn Thị Hồng Thúy, (2014) Nghiên cứu phương pháp phân tích cài benzoic, sorbic, muối của chúng và một số chỉ tiêu đường hóa học trong đối tượng thực phẩm, đề tài thạc sĩ
- Trần Thị Sao Mai, (2015) Nghiên cứu tạo que thử để phát hiện nhanh các độc tố ruột tụ cầu trong thực phẩm, đề tài tiến sĩ
- Đặng Thị Thùy Dương, (2016) Nghiên cứu quy trình tạo nha bào Clostridium difficilevà xác định giới hạn phát hiện của môi trường CCMA, đề tài cơ sở
- Trần Quang Cảnh, Đặng Thị Thùy Dương, (2017) Đánh giá phương pháp tạo môi trường kị khí cải tiến để định lượng vi khuẩn kị khí khử Sulfite và Clostridium perfringens trong thực phẩm, đề tài cơ sở
- Đặng Thị Thùy Dương, (2018) Xác định tỉ lệ nhiễm và đặc điểm dịch tễ học phân tử các chủng Clostridioides difficilemang gen độc tố phân lập được từ bệnh nhân tiêu chảy sau dùng kháng sinh tại 4 bệnh viện ở Hà Nội (2013- 2015), đề tài NCS.
* Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học
- Hà Quốc Dương, Đỗ Ngọc Liên, (2012) Nghiên cứu tác dụng hạ glucose và lipid máu của dịch chiết vỏ quả Măng cụt Garcinia mangostana L., Kỉ yếu hội nghị khoa học-công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng y-dược Việt Nam lần thứ XVI.
- Nguyễn Đức Hoàng, Trần Quang Cảnh, (2014) Cải tiến phương pháp định lượng rhodaminB bằng phương pháp HPLC và đánh giá thực trạng sử dụng chất này trong một số loại thực phẩm tại thành phố Hải Dương, Kỉ yếu hội nghị khoa học-công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng y-dược Việt Nam lần thứ XVII, Học viện quân y
- Nguyễn Đức Hoàng, Trần Quang Cảnh, (2014) Thẩm định phương pháp xác định rhodaminB bằng phương pháp HPLC và đánh giá thực trạng sử dụng hóa chất này trong một số loại thực phẩm tại Hải Dương, Tạp chí Y học dự phòng (2014) – Journal of Practical Medicine số 933+934/2014
- Trần Quang Cảnh, (2015) Phân tích một số chỉ tiêu vi sinh đánh giá chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ở các mẫu tiết canh trên địa bàn thành phố Hải Dương từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015.
- Đặng Thị Thùy Dương, Bùi Thị Việt Hà, Tăng Thị Nga, Lê Thị Trang, Vũ Thị Thu Hường, (2016) Đánh giá hiệu năng và giới hạn phát hiện của môi trường Cycloserine – Cefoxitne-Manitol-Agar cho nuôi cấy phân lập Clostridium difficiletừ mẫu phân, Tạp chí Y học Dự phòng, 15 (188), tr 140-148.
- Đặng Thị Thùy Dương, Bùi Thị Việt Hà, Vũ Thị Thu Hường, (2016) So sánh ba phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng do Clostridium difficiletại Việt Nam: miễn dịch phát hiện độc tố, Nested PCR và nuôi cấy Clostridium difficilesinh độc tố, Tạp chí Y học Dự phòng, 15 (188), tr 88 – 96.
- Vũ Thị Thu Hường, Nguyễn Duy Hà, Phùng Thị Thu Hằng, Phạm Thị Hồng Thủy, Đặng Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Hương Giang, (2016) Phát triển qui trình nested PCR chẩn đoán Clostridium difficilegây tiêu chảy sau dùng kháng sinh ở người, Tạp chí Y học Dự phòng, 15 (188), tr 70-81.
- Tăng Thị Nga, Lê Thị Thu Hường, Đặng Thị Thùy Dương, Vũ Thị Thu Hường, (2016) Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nha bào Clostridium difficile invitro. Tạp chí Y học Dự phòng, 8 (181), tr 21-30.
- Vũ Thị Thu Hường, Phùng Thị Thu Hằng, Tăng Thị Nga, Lê Thị Trang, Đặng Thị Thùy Dương, Trần Quang Cảnh, (2018) Xác định các típ dịch tễ học phân tử của các chủng Clostridium difficilegây tiêu chảy sau dùng kháng sinh tại Hà Nội, Việt Nam bằng kỹ thuật PCR Ribotyping, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 28, số 2, trang 70-77.
- Trần Quang Cảnh, Đặng Thị Thùy Dương, (2018) Đánh giá hiệu quả phương pháp ủ kị khí bằng bình nến cải tiến để định lượng Clostridium perfringenstrong thực phẩm, Tạp chí phân tích hóa lý và sinh học, Tập 23, số 4, tr 133 – 141, (số đặc biệt, năm 2018).
- Trần Quang Cảnh, Đặng Thị Thùy Dương, (2018) Tình trạng nhiễm vi sinh vật trong các mẫu thực phẩm đươc kiểm nghiệm tại Labo XNATTP, trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 472-số 2, năm 2018.
- Trần Quang Cảnh, Đặng Thị Thùy Dương, (2019) Tình trạng nhiễm Salmonellaspp trên các mẫu thịt và sản phẩm thịt được kiểm nghiệm tại Labo Xét nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (từ tháng 6 năm 2018), Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 474, số 2, tr 100 – 103.
- Trần Quang Cảnh, Đặng Thị Thùy Dương, (2019) Thực trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Hải Dương, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 482 số 2, tr 135 -139.
- Nguyễn Đức Hoàng, Trần Quang Cảnh, 2020, Xác định đồng thời hàm lượng acetaldehyde, ethyl acetate, methanol, iso butanol, iso almyacoltrong rượu trắng ở một số địa bàn tỉnh hải dương năm 2018-2020, Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn Thực phẩm, Tập 3-Số 3/2020
- Đặng Thị Thùy Dương, Đinh Thị Lan, Lê Thị Thúy Hằng, Đoàn Thị Thuý, Chu Thị Minh Thu, Trần Quang Cảnh, (2020) Thực trạng nhiễm vi sinh vật trong các mẫu nước uống đóng chai được kiểm nghiệm tại Labo Xét nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Tạp chí Y học Thực hành, tập 1139 số 7, trang 64 – 66
- Xây dựng mục tiêu môn học, chương trình khung học phần; biên soạn giáo trình phục vụ công tác dạy – học, tổ chức thực hiện giảng dạy những học phần được khoa xét nghiệm, labo phân công phụ trách;
- Hướng dẫn sinh viên NCKH, làm khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp. Tham gia vào các hội đồng chấm đề cương, báo cáo NCKH, báo cáo bài tập, chấm chuyên đề, khóa luận, luận văn, luận án (khi được phân công cụ thể).Mở các khóa đào tạo ngắn hạn về kiến thức an toàn thực phẩm, lấy mẫu, kỹ thuật phân tích cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có nhu cầu.
Mọi thông tin gửi mẫu kiểm nghiệm xin vui lòng liên hệ:
- Labo Xét nghiệm An toàn vệ sinh Thực phẩm – Tầng 6 – Khu Trung tâm kỹ thuật
- Trường Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương
- Số 229 – Nguyễn Lương Bằng – Phường Thanh Bình – Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương
- Hotline: 0972.202.404 ; 0337.687.922; 0834.06.08.83
BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG